Cơ Chế Là Gì ? Một Số Khái Niệm Liên Quan Đến Cơ Chế

Cơ Chế Là Gì ? Một Số Khái Niệm Liên Quan Đến Cơ Chế

Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học 1996), cơ chế được định nghĩa là “cách thức theo đó là một quá trình thực hiện”. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về khái niệm này, hãy tham khảo bài viết sau đây về cơ chế.

Khái niệm về cơ chế là gì ?

Để hiểu về cơ chế giải quyết tranh chấp, trước hết cần tìm hiểu “cơ chế là gì “. Mặc dù không có bất kỳ khái niệm hay định nghĩa nào về “cơ chế” trong Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1 (1995) nhưng trong Đại từ điển Tiếng Việt (Nhà xuất bản Văn hóa thông tin – 1998) có nêu rằng cơ chế chính là cách thức sắp xếp tổ chức để làm nền tảng thực hiện, với ví dụ “cơ chế thị trường” minh họa cho khái niệm này (trang 464).

Ban đầu, “cơ chế” được chuyển ngữ từ “mécanisme” trong tiếng Pháp. Theo Từ điển Le Petit Larousse (1999), nó là “cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau”. Từ những năm 1970, cơ chế được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực quản lý, mang nghĩa là quy định về quản lý.

Một số khái niệm khác liên quan đến cơ chế

Mặc dù không có khái niệm chung về “cơ chế”, Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1 đã đưa ra các khái niệm như “cơ chế kinh tế”, “cơ chế thị trường”, “cơ chế lập luận”, “cơ chế điều chỉnh pháp luật”, “cơ chế tâm lý”. Đây là những cơ chế cụ thể trong từng lĩnh vực.

  • Cơ chế kinh tế: Phương thức vận động của nền sản xuất xã hội được tổ chức và quản lý theo các quan hệ vốn có và quy định của Nhà nước, phải phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế và đặc điểm của chế độ xã hội trong từng giai đoạn phát triển (trang 612).
  • Cơ chế lập luận trong tin học: Phần chương trình thuộc hệ chuyên gia có chức năng thực hiện tự động các lập luận logic để từ cơ sở tri thức rút ra các kết luận mới hoặc chứng minh một kết luận mong muốn (trang 613).
  • Cơ chế điều chỉnh pháp luật: Hệ thống các biện pháp pháp luật tác động đến quan hệ xã hội, bao gồm toàn bộ những mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận cấu thành: chủ thể pháp luật, quy phạm pháp luật và sự kiện pháp lý (trang 612).
  • Từ những khái niệm trên, có thể nói ngắn gọn rằng “cơ chế” là “phương thức vận động”, “cách thức sắp xếp tổ chức”, “hình thức và phương pháp điều tiết”, “hệ thống các biện pháp tác động”. 

Tóm lại, cơ chế là một phương thức, một hệ thống các yếu tố làm nền tảng cho sự vận động của sự vật hay hiện tượng.