Có rất nhiều định nghĩa về Marketing, tuy nhiên, chúng ta có thể chia làm hai định nghĩa đại diện cho Marketing truyền thống và Marketing hiện đại.
TÓM TẮT
Marketing truyền thống (Traditional Marketing)
Là hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm hướng dòng sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu.
Sản phẩm à Nghệ thuật bán hàng àThu lợi nhuận thông qua khối lượng bán
Marketing hiện đại (Modern Marketing)
Là hoạt động của con người nhằm hướng dẫn việc thoả mãn các nhu cầu, mong muốn thông qua quá trình trao đổi hàng hoá.
Như vậy tư tưởng chính của Marketing trong quá trình sản xuất kinh doanh là khám phá nhu cầu của khách hàng để cung ứng hàng hoá phù hợp, chỉ bán cái khách hàng cần chứ không phải bán cái mà nhà sản xuất có sẵn.
Để giải thích thêm về định nghĩa này ta sẽ xem xét những khái niệm sau: nhu cầu,mong muốn, yêu cầu, hàng hoá, trao đổi, giao dịch và thị trường.
Nếu bạn đang gặp khó khăn hay vướng mắc về viết luận văn, khóa luận hay bạn không có thời gian để làm luận văn vì phải vừa học vừa làm? Kỹ năng viết cũng như trình bày quá lủng củng?… Vì vậy bạn rất cần sự trợ giúp của dịch vụ thuê làm đồ án tốt nghiệp. Hãy gọi ngay tới tổng đài tư vấn luận văn 1080 – 096.999.1080 nhận viết luận văn theo yêu cầu, đảm bảo chuẩn giá, chuẩn thời gian và chuẩn chất lượng, giúp bạn đạt được điểm cao với thời gian tối ưu nhất mà vẫn làm được những việc quan trọng của bạn.
Nhu cầu cấp thiết (needs)
Là cảm giác thiếu hụt cái gì đó mà con người cảm nhận được.
Nhu cầu của con người rất đa dạng và phức tạp. Nó bao gồm cả những nhu cầu về sinh lý cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại và an toàn tính mạng lẫn nhu cầu xã hội về sự thân thiết, gần gũi, uy tín và tình cảm gắn bó cũng như những nhu cầu cá nhân về tri thức và tự thể hiện mình.
Nếu nhu cầu không được thoả mãn thì con người sẽ cảm thấy khổ sở và bất hạnh…
Một người chưa được đáp ứng sẽ phải lựa chọn một trong hai hướng giải quyết: bắt tay vào làm để tìm kiếm một đối tượng có khả năng thoả mãn được nhu cầu; hoặc cố gắng kiềm chế nó.
Mong muốn (wants)
Là một nhu cầu có dạng đặc thù, tương ứng với trình độ văn hoá và nhân cách cá thể.
Chẳng hạn: Dân cư ở các nước kém phát triển, khi đói và khát chỉ cần những thức ăn và uống cần thiết như: bánh mì, cơm, nước lã… là đủ. Nhưng dân cư ở các nước phát triển, khi đói và khát họ cần các loại thức ăn và uống cao cấp, đầy đủ dinh dưỡng và vệ sinh….
Như vậy, mong muốn được mô tả như là các đối tượng dùng để thoả mãn các đòi hỏi của con người phù hợp với điều kiện môi trường sống.
Nhu cầu có khả năng hiện thực (Demands)
Là mong muốn được kèm theo điều kiện có khả năng thanh toán.
Một quốc gia có thể căn cứ vào các loại nhu cầu có khả năng hiện thực của năm trước để hoạch định việc sản xuất hàng hoá cho năm sau.
Tuy nhiên, trên thực tế cần phải căn cứ vào sự thay đổi mong muốn của con người theo thời gian; sự biến động của giá cả hàng hoá và sự thay đổi thu nhập của dân cư trong từng thời kỳ.
Người tiêu dùng thường chọn các loại sản phẩm đem lại lợi ích cao nhất và phù hợp với túi tiền của họ.
Sản phẩm (Product)
Là bất cứ vật gì có thể thoả mãn được mong muốn và được cung ứng trên thị trường nhằm mục đích thu hút sự chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng.
Đặc điểm của sản phẩm là khi một người có một nhu cầu nào đó, chẳng hạn: một phụ nữ muốn có sức thu hút hơn, người này có thể lựa chọn nhiều loại sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó. Tuỳ theo ước muốn cá nhân, các loại sản phẩm sẽ được ưa thích theo các thứ bậc ưu tiên khác nhau:
– Tiêu chuNn để khách hàng ưu tiên lựa chọn sản phẩm đáp ứng nhu cầu có thể xếp thứ tự như: giá cả không cao, kiểu mẫu hợp thời trang, địa điểm – bán hàng thuận tiện…
– Sản phẩm cung ứng trên thị trường – có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng ở các mức độ khác nhau. Có thể minh hoạ mối quan hệ giữa các sản phẩm với nhu cầu như sau:
Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cung ứng như hiện nay, khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm nào phù hợp với nhu cầu nhất. Trong các trường hợp sau: sản phẩm C được xem như sản phẩm lý tưởng.
A – Nhu cầu chưa được đáp ứng
B – Nhu cầu được đáp ứng một phần
C – Nhu cầu được đáp ứng hoàn toàn
Sản phẩm lý tưởng luôn là mục tiêu phấn đấu của các nhà sản xuất kinh doanh.
Marketing chính là hoạt động nhằm đạt được sản phẩm lý tưởng này. Như vậy, sản phẩm có đặc điểm chính là đáp ứng nhu cầu của khách hàng; quan điểm về sản phẩm thay đổi theo thời gian do thị hiếu, nhu cầu của con người thay đổi lúc này sang lúc khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Giá trị, chi phí và sự thỏa mãn (Value, Cost, Satisfaction)
Người tiêu dùng không chỉ mua sản phẩm mà họ mua lợi ích của sản phẩm . Đó chính là giá trị tiêu dùng của một sản phẩm .
Giá trị tiêu dùng của một sản phẩm là sự đánh giá của người tiêu dùng về khả năng tổng thể của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu của họ.
Chi phí đối với một sản phẩm là toàn bộ những hao tổn mà người tiêu dùng phải bỏ ra để có được giá trị tiêu dùng của nó.
Sự thỏa mãn của người tiêu dùng là mức độ trạng thái cảm giác của họ khi so sánh giữa kết quả tiêu dùng sản phẩm với những điều họ mong đợi trước khi mua.
Trao đổi (Exchange): trao đổi là hành vi nhận từ một người nào đó thứ mà mình muốn và đưa lại cho người đó một thứ gì đó.
Trao đổi là một trong bốn hình thức mà con người có thể có được vật phẩm mong muốn. Chẳng hạn: người đói có thể có được thực phẩm theo các cách sau:
– Họ có thể tự tìm thực phẩm bằng cách đi săn, đi câu cá, hái trái cây (tự cung cấp).
– Họ có thể ăn cắp hoặc chiếm đoạt thực phẩm của người khác.
– Họ có thể đi ăn xin.
– Họ có thể đưa cái gì mà họ có như tiền, hàng hoá khác, dịch vụ… để đổi lấy thực phẩm .
Cả bốn cách trên đều nhằm đáp ứng nhu cầu của con người; trong đó việc trao đổi có nhiều ưu điểm, vì người này không phải cầu xin người khác, không phụ thuộc vào sự ban tặng cũng như không xâm phạm quyền lợi người khác; con người không phải cố gắng tạo ra mọi cái cần thiết cho chính mình….
Trao đổi là khái niệm cơ bản của Marketing. Để cho việc trao đổi tự nguyện thực hiện được, cần có các điều kiện sau đây:
* Tối thiểu phải có hai bên.
* Mỗi bên phải có một vật gì có giá trị đối với bên kia.
* Mỗi bên có khả năng liên lạc thông tin và phân phối hàng hoá.
* Mỗi bên có quyền tự do chấp nhận hoặc khước từ hàng hoá của bên kia.
* Mỗi bên đều phải nhận thấy là nên hay muốn giao dịch với bên kia.
Giao dịch (Transaction)
Nếu như trao đổi là khoa học của Marketing, giao dịch chính là đơn vị đo lường trong lĩnh vực này.
Giao dịch là một cuộc trao đổi mang tính chất thương mại những vật có giá trị giữa hai bên.
Để giao dịch thì bên A phải chuyển cho bên B vật X và nhận lại của B vật Y
Một số điều kiện cơ bản cho giao dịch là:
– Có ít nhất hai vật có giá trị.
– Có sự thoả thuận về các điều kiện giao dịch.
– Thời gian thực hiện đã được thoả thuận.
– Địa điểm thực hiện đã được thoả thuận.
Thông thường các điều kiện của giao dịch được pháp lý hậu thuẫn và bảo hộ