TÓM TẮT
1. Rủi ro phát sinh từ phía khách hàng vay:
Không hoàn toàn giống với các loại tín dụng khác – kết quả của việc sử dụng vốn vay thường có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến khả năng trả nợ của khách hàng vay. Đặc điểm của tín dụng tiêu dùng là kết quả sử dụng vốn vay chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến việc hoàn trả nợ vay của khách hàng. Yếu tố quyết định đến khả năng trả nợ tiêu dùng là nguồn thu nhập mang lại từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ lương… của khách hàng. Chính vì vậy, những yếu tố tác động không thuận lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đến tiền lương, thu nhập của khách hàng là nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro đối với các khoản cho vay tiêu dùng. Có thể nêu ra những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
+ Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh thua lỗ, dẫn đến suy giảm khả năng trả nợ, nguyên nhân là do giá cả hàng hóa bấp bênh, hoặc hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, bị ứ đọng, lỗ vốn…; người vay là cán bộ công nhân viên, người lao động bị mất việc làm do vi phạm kỷ luật hay do công ty, doanh nghiệp nơi người vay làm việc bị phá sản, giải thể dẫn đến không có nguồn thu để trả nợ.
Các bài có thể xem thêm:
+ Mục tiêu của chính sách tiền tệ
+ lạm phát tiền tệ
+ đặc điểm của nhu cầu
+ Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch của khách hàng: Đối với KH vay vốn tiêu dùng, tình trạng nợ nần bên ngoài nhiều nhưng không khai báo hoặc khai báo nhưng che dấu bớt, không trung thực với NH khi vay vốn là một nguy cơ rủi ro đối với ngân hàng. Nhìn chung, về mặt tài chính nếu KH không cung cấp số liệu một cách trung thực, cố tình che giấu thì sẽ rất khó cho cán bộ NH trong khâu thẩm định. Thực tế thời gian qua đã cho thấy phần nhiều trong số rủi ro tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng xuất phát từ những KH có tình hình tài chính yếu kém, không lành mạnh. Đây cũng là nguyên nhân vì sao NH vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống RRTD.
+ Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Một số KH vay vốn NH dưới danh nghĩa tiêu dùng, nhưng khi nhận vốn về lại sử dụng vào mục đích khác, nguy hiểm nhất là tham gia vào những hoạt động kinh doanh mạo hiểm, chứa đựng rủi ro cao, kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cấm, hay sử dụng vốn để trả nợ, cờ bạc, ăn chơi… Kết quả là thất thoát vốn vay, đời sống người vay không được cải thiện, cộng với KH không thiện chí và khả năng trả nợ, dẫn đến rủi ro cho phía NH. Mặc dù trên thực tế đối tượng KH nầy là không nhiều, nhưng những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các KH khác.
+ Rủi ro liên quan đến TSĐB nợ vay:Phát sinh từ việc nhận thế chấp tài sản đang có tranh chấp hoặc tài sản đang bị kê biên để thi hành án, do phía NH không nắm được thông tin, bảo hiểm tài sản hết hạn nhưng không mua bổ sung kịp thời. Việc định giá TSĐB nợ vay cao hơn giá trị thực tế của chúng, tình trạng TSĐB bị giảm giá trị trong thời hạn vay vốn, dẫn đến không đảm bảo được khoản vay. Hay có trường hợp KH lừa đảo, sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyển sở hữu tài sản giả để thế chấp vay vốn.
+ Rủi ro khác từ phía khách hàng: Có thể có những rủi ro không dự đoán trước được như ốm đau, tai nạn…làm cho KH lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính như sự sụt giảm hay mất hẳn thu nhập.
2.Rủi ro do các nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay:
+ Rủi ro phát sinh do tiêu cực của cán bộ hay do trình độ năng lực yếu kém:Bố trí cán bộ thiếu đạo đức vào làm công tác thẩm định cho vay, dẫn đến tình trạng tiêu cực, mà phổ biến nhất là tình trạng cán bộ tín dụng vay ké hay nhận hối lộ tiền của khách hàng rồi thẩm định sơ sài, nâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để cho vay cao, không tuân thủ quy trình tín dụng.
Trong một số trường hợp, nợ xấu phát sinh là do cán bộ tín dụng yếu kém về trình độ, năng lực, thẩm định không tốt các điều kiện vay vốn đối với khách hàng.
+ Thực hiện không tốt việc giám sát và quản lý trong và sau khi cho vay:Việc thẩm định các điều kiện vay vốn trước khi cho vay là rất quan trọng để đi đến quyết định tín dụng. Tuy nhiên vấn đề giám sát và quản lý khoản vay trong quá trình giải ngân và sau khi cho vay cũng quan trọng không kém, vì hiện trạng của món vay luôn thay đổi theo thời gian. Không làm tốt việc kiểm tra sau khi cho vay sẽ không giúp ngân hàng phát hiện và chủ động giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Bên cạnh những nguyên nhân dẫn đến RRTD tiêu dùng phát sinh từ phía khách hàng và ngân hàng, còn có những nguyên nhân do yếu tố môi trường gây ra, mà cụ thể là môi trường kinh tế và môi trường pháp luật.
– Môi trường kinh tế:
+ RRTD phát sinh do nền kinh tế rơi vào suy thoái, khủng hoảng, dẫn đến thất nghiệp gia tăng, người vay gặp khó khăn về tài chính, không có khả năng trả nợ NH.
+ Tình trạng lạm phát của nền kinh tế làm cho thu nhập thực tế của người dân giảm sút, họ sẽ ưu tiên chi cho đời sống, giảm khoản chi trả nợ NH dẫn đến RRTD.
+ Thiên tai, dịch bệnh xảy ra gây khó khăn, thua lỗ cho người dân trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi cũng là nguyên nhân dẫn đến RRTD đối với NH.
– Môi trường pháp lý: Cụ thể ở đây là do sự kém hiệu quả của cơ quan thực thi pháp luật. Trong những năm qua, Quốc hội, Chính phủ, NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng NH. Song việc triển khai vào hoạt động NH thì lại hết sức chậm chạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những hợp KH không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý TSĐB nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì NH là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc KH bàn giao tài sản đảm bảo cho NH để xử lý.