Với tư cách là hiện tượng xã hội nên giáo dục có khả năng tác động đến những hiện tượng và quá trình xã hội khác. Sự tác động này dưới góc độ xã hội học là chức năng xã hội của giáo dục. Như vậy giáo dục tác động đến xã hội thông qua việc thực hiện các chức năng của mình, đó là:
TÓM TẮT
1. Chức năng kinh tế- sản xuất
Nói giáo dục có chức năng này có nghĩa là giáo dục có khả năng tác động tới quá trình sản xuất xã hội và góp phần làm tăng trưởng kinh tế quốc gia. Điều này thể hiện ở chỗ giáo dục thông qua đào tạo đã giúp cho mỗi cá nhân tái tạo ra năng lực người, phát huy sức mạnh thể chất và tinh thần bản thân. Qua đó, giáo dục cung cấp cho xã hội một đội ngũ những người lao động có chất lượng.
Xu hướng phát triển của xã hội hiện đại là áp dụng những thành tựu KHKT vào thực tiễn sản xuất. Ngày nay, KHKT đã trở thành một lựa lượng sản xuất trực tiếp, và giáo dục chính là con đường thuận lợi để phổ biến KH.
Để thực hiện tốt chức năng này, giáo dục phải tập trung thực hiện những yêu cầu cơ bản sau:
+ giáo dục phải gắn với thực tiễn xã hội, đáp ứng nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển KT- SX trong từng giai đoạn cụ thể.
+ XD nền giáo dụcQD cân đối, đa dạng nhằm thực hiện 3 mục tiêu: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
+ Hệ thống giáo dụcQD không ngừng đổi mới ND, PP, phương tiện…
+ Tăng cường hợp tác quốc tế trong Giáo dục
2. Chức năng tư tưởng- chính trị
Nói giáo dục có chức năng này có nghĩa là giáo dục có khả năng tác động tới các giai cấp, các nhóm, các giai tầng trong xã hội, góp phần làm thay đổi tính chất, cơ cấu của chúng, làm cho quan hệ sản xuất ngày càng trở nên cần thiết, thể hiện như sau:
– Thông qua việc nâng cao trình độ học vấn cho cá nhân, giáo dục đã tạo điều kiện cho mỗi người có thể chuyển đổi giai cấp. Chính điều đó đã tác động đến cơ cấu giai cấp và nhóm xã hội sẽ thay đổi.
– Bằng việc nâng cao dân trí, giáo dục tác động đến từng thành viên của giai cấp, của các nhóm xã hội và thông qua những thành viên này làm cho giai cấp tiếp cận được với văn minh chung của nhân loại.
– Cũng thông qua việc nâng cao dân trí, giáo dục nâng cao nhận thức của công dân, tạo điều kiện để họ có hành vi đúng trong quan hệ ứng xử, nhờ đó mà quan hệ giữa con người với con người ngày càng trở nên thuần khiết hơn.
3. Chức năng văn hóa- xã hội
Giáo dục có tác dụng to lớn trong việc xây dựng một hệ tư tưởng chi phối toàn dân, xây dựng một lối sống phổ biến trong toàn xã hội. Trình độ văn hóa của xã hội thông qua phổ cập giáo dục ngày càng được nâng cao dần, qua đó mà tạo ra nguồn nhân lực đông đảo với chất lượng cao, đồng thời có điều kiện phát hiện và bồi
dưỡng nhân tài.
“Một dân tộc không được giáo dục- dân tộc đó sẽ bị loài người đào thải, một cá nhân không được giáo dục- cá nhân đó sẽ bị xã hội loại bỏ”- A.Toffer
Kết luận chung về chức năng xã hội của giáo dục
– Cả 3 chức năng trên đều có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng, đan xen, hỗ trợ cho nhau. Cả 3 chức năng đều quan trọng nhưng trong bối cảnh hiện nay thì chức năng KT-xã hội là quan trọng nhất.
– Giáo dục thông qua các chức năng của mình đã tác động sâu sắc và toàn diện tới các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Điều này khẳng định giáo dục là nhân tố, là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển xã hội.
– Nhận thức rõ vai trò của giáo dục với sự phát triển xã hội nên Đảng và Nhà nước ta đã có quan điểm PT giáo dục rất đúng đắn là: “Coi giáo dục-ĐT là quốc sách hàng đầu”; “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho PT”; “giáo dục vừa là mục đích, vừa là động lực cho sự PT xã hội”
Tham khảo thêm:
+ Mục tiêu của giáo dục mần non và giáo dục phổ thông là gì?
+ Các con đường giáo dục ở nhà trường Phổ thông