Tổng hợp 3 lời mở đầu luận văn tài chính Ngân Hàng

Tổng hợp 3 lời mở đầu luận văn tài chính Ngân Hàng

Bài viết chia sẻ 3 lời mở đầu luận văn tài chính Ngân Hàng.

1. Mẫu Lời mở đầu đề tài 1

Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh toán điện tử tại NHCT Hai Bà Trưng
LỜI MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài
Thực hiện chủ trương phát triển và mở rộng thanh toán qua ngân hàng để từng bước phù hợp với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, ngành ngân hàng đã từng bước triển khai mạnh mẽ các công việc cụ thể là: hoàn thiện hoá các thể lệ thanh toán hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.
Thực hiện chủ trương hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, đổi mới các nghiệp vụ ngân hàng để phục vụ tốt nhất khách hàng trong nước, từng bước hội nhập với hệ thống tài chính tiền tệ khu vực và quốc tế, phương thức thanh toán điện tử đã ra đời nối mạng toàn quốc trong hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và của NHNN, đến nay có thể nói chủ trương trên được thực hiện là phù hợp với tình hình thực tế. Tuy phương thức thanh toán điện tử mới được đưa vào áp dụng trong vài năm trở lại đây, nhưng qua kết quả đã minh chứng rằng việc mở rộng thanh toán điện tử là cần thiết, hoàn toàn có khả năng thực hiện tốt thanh toán điện tử sẽ góp phần tạo thêm nguồn vốn cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, giảm lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường, thúc đẩy tiến trình đổi mới công nghệ thanh toán qua ngân hàng. Bên cạnh những ưu điểm, phương thức thanh toán điện tử cũng còn bộc lộ một số hạn chế cần được nghiên cứu để hoàn thiện hơn nữa.
Xuất phát từ mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán của NHTM nói chung và của chi nhánh Ngân hàng công thương Hai Bà nói riêng.
Vì vậy em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh toán điện tử tại NHCT Hai Bà Trưng”.
II. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, tình hình thực tế tại chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng về công tác thanh toán điện tử.
2. Thời gian nghiên cứu được tập trung chủ yếu ở năm 2003 và năm 2004.
Do điều kiện về khả năng nghiên cứu, hiểu biết của cá nhân còn hạn chế, thời gian thực tế chưa nhiều nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

2. Mẫu Lời mở đầu luận văn tài chính ngân hàng đề tài 2

Đề tài: Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Thiết bị thương mại
LỜI MỞ ĐẦU

Để khởi sự và tiến hành hoạt động kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định. Vốn là một tiền đề cần thiết không thể thiếu cho việc hình thành và phát triển sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
Nghị quyết hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng CSVN đã chỉ rõ “ Các xí nghiệp quốc doanh không còn được bao cấp về giá và vốn, phải chủ động kinh doanh với quyền tự chủ đầy đủ đảm bảo tự bù đắp chi phí, kinh doanh có lãi …”. Theo tinh thần đó các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải gắn với thị trường, bám sát thị trường, tự chủ trong sản xuất kinh doanh và tự chủ về vốn. Nhà nước tạo môi trường hành lang kinh tế pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động đồng thời tạo ra áp lực cho các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh phải chú trọng quan tâm đến vốn để tạo lập quản lý và sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả nhất. Nhờ đó nhiều doanh nghiệp đã kịp thích nghi với tình hình mới, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng lên rõ rệt song bên cạnh đó không ít doanh nghiệp trước đây làm ăn có phần khả quan nhưng trong cơ chế mới đã hoạt động kém hiệu quả. Thực tế này là do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân quan trọng là công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, hiệu quả sử dụng đồng vốn còn quá thấp.
Chính vì vậy, vấn đề bức thiết đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay là phải xác định và phải đáp ứng được nhu cầu vốn thường xuyên cần thiết và hiệu quả sử dụng đồng vốn ra sao? Đây là một vấn đề nóng bỏng có tính chất thời sự không chỉ được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm, mà còn thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính, khoa học vào doanh nghiệp.
Xuất phát từ vị trí, vai trò vô cùng quan trọng của vốn lưu động và thông qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Thiết bị thương mại tôi quyết định chọn đề tài: “Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Thiết bị thương mại ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận bố cục của luận văn gồm 3 chương:
Chương I : Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chương II : Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Thiết bị thương mại.
Chương III : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Thiết bị thương mại
Mặc dù đã hết sức cố gắng song do trình độ nhận thức về thực tế và lý luận còn hạn chế, đề tài này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô, các cán bộ tài chính đã qua công tác cũng như các bạn sinh viên để đề tài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trần Công Bẩy, cùng cán bộ phòng Kế toán – Tài vụ của Công ty Cổ phần Thiết bị thương mại đã hết sức giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này.
Hà nội, tháng 08 năm 2011

3. Mẫu Lời mở đầu luận văn tài chính ngân hàng đề tài 3

Đề tài: Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá Thái Nguyên
LỜI NÓI ĐẦU

Trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta xuất phát điểm từ một nước có nền kinh tế lạc hậu nghèo nàn về mọi mặt. Chủ trương của Đảng và Nhà nước là đổi mới nền kinh tế, chuyển nền kinh tế từ hành chính tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nó quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi sắc.
Cùng với sự vận động của nền kinh tế, hệ thống Ngân hàng – sản phẩm của nền kinh tế hàng hoá cũng đã, đang vận động kịp thời để thích nghi với điều kiện mới. Hoạt động Ngân hàng là một mắt xích quan trọng trong sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. trong sự nghiệp đổi mới hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng đã góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới của đất nước, xây dựng hoàn thiện một nền kinh tế thị trường ở Việt Nam phát triển bền vững.
Đối với Ngân hàng thương mại thì nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn khoảng 80%, đây là nghiệp vụ tạo ra khoảng 90% trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Song rủi ro từ nghiệp vụ tín dụng là rất lớn, nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, làm sai lệch đảo lộn kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, có thể đưa ngân hàng đến chỗ phá sản. Sự phá sản của ngân hàng là một cú sốc mạnh không chỉ gây ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng, mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Chính vì vậy đòi hỏi các Ngân hàng phải quan tâm và hiểu rõ rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Việc đánh giá đúng thực trạng rủi ro tín dụng để tìm ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro là một yêu cầu cấp thiết, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Chính vì lý do trên, cùng với sự mong muốn góp sức cho sự phát triển của Ngân hàng công thương Lưu xá nói riêng và của đất nước nói chung, với kiến thức lý luận cơ bản tiếp thu được ở nhà trường, thực tế công tác tại chi nhánh Ngân hàng công thương Lưu Xá, được sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô, chú trong chi nhánh, đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy giáo TS Đỗ Quế Lượng. Em mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá Thái Nguyên ” làm luận khoá tốt nghiệp.
Chương I: Tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.
Chương II: Thực trạng công tác tín dụng tại Ngân hàng công thương Lưu Xá Thái Nguyên.
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương Lưu xá – Thái Nguyên.

Xem thêm:

  • Tổng quan về dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng
  • Lời mở đầu luận văn hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
  • Tìm hiểu rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại