các quy định  và quy trình an toàn truyền máu lâm sàng

các quy định và quy trình an toàn truyền máu lâm sàng

1. CÁC THÀNH PHẦN MÁU

Máu  gồm các  thành phần  hữu hình (hồng  cầu, bạch cầu, tiểu  cầu) và huyết tương (chứa các chất dinh dưỡng, chất vận chuyển, các yếu tố đông máu …)

1.1. Thành phần hữu hình:-Hồng  cầu: là thành phần hữu hình  chủ yếu, chứa huyết sắc tố có chức năng vận chuyển  ô xy. Các mô của cơ thể luôn cần hoạt động. Do vậy  máu phải chứa đủ lượng huyết sắc tốcần thiết thực hiện việc cung cấp oxy-Bạch  cầu: có nhiều loại bạch cầu với nhiều chức năng khác nhau để chống lại tác nhân bên  ngoài. Bạch cầu lympho có đời sống dài. Bạch cầu hạt và mô nô có đời sống ngắn, vài giờtới vài ngày.-Tiểu cầu: Có  chức năng cầm máu và tham gia đông máu, đời sống khoảng 6 -11 ngày.

1.2. Các thành phần huyết tương. Huyết tương chứa các chất vận chuyển, các hoc mon, các vitamin, muối khoáng,  các chất dinh dưỡng, các yếu tố điều hoà nội môi và đặc biệt là các yếu tố đông máu. Các yếu tố đông máu có đời sống khác nhau. Ở điều kiện bảo quản máu thông thường các yếu tố đông máu nhanh chóng bị phân huỷ

Các bài viết có thể xem thêm:

Mục tiêu của chính sách tiền tệ

lạm phát tiền tệ

động cơ lao động là gì

2. MỘT SỐ HỆ NHÓM MÁU VÀ Ý NGHĨA TRONG AN TOÀN TRUYỀN MÁU.

Trên  các tế bào máu đặc  biệt là hồng cầu có  các protein có tính kháng  nguyên. Có những quần thể người có đặc trưng kháng nguyên (KN) giống nhau và được  di truyền theo từng hệ KN gọi là hệ nhóm máu. Đến nay người ta thấy cóhàng chục  hệ thống nhóm máu với hàng trăm KN. Trong đó hệthống ABO có ý nghĩa dặc biệt quan trọng trong truyền máu.

2.1. Hệ nhóm máu ABO:

-Kháng nguyên: hệ nhóm máu ABO được  đặc trưng là KN A và KN B. Tên của nhóm máu là tên của KN có mặt trên hồng cầu

.-Kháng thể(KT): đặc điểm của hệnhóm máu ABO là có KT tựnhiên, đó là KT có sẵn không  qua kích thích miễn dịch, tồn tại một cách liên tục ởtrong huyết thanh của người không có KN tương ứng. Ví dụngười nhóm máu B (không có KN A) sẽcó KT chống A.

-Dựa trên sự có mặt của kháng nguyên trên hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh có thể tóm tắt 4 nhóm máu hệ ABO như sau:

Nhóm máu abo

– Một số đặc điểm khác của nhóm ABONhóm A1, A2.

+ Ngoài KN A bình thường (còn gọi A1) còn có KN A2. Người nhóm A2nếu được truyền máu A1có thểsinh KT chống A1.

+ Nhóm A và B yêú: tính KN yếu khó phát hiện được bằng xét nghiệm thông thường.

+ KN hệ ABO có mặt trên hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và các tế bào khác của cơ thể.

+ Ngoài  kháng thểtựnhiên nêu trên, người  tiếp xúc với KN mình không có  (chửa đẻnhiều lần, truyền nhầm nhóm máu) có thểsinh KT miễn dịch chống A, B

-Nguyên tắc vềtruyền máu dựa trên hệnhóm ABO.

Truyền máu an toàn vềmiễn dịch là không để xẩy ra phản ứng giữa KN và KT do vậy phải theo hai nguyên tắc sau:

(1) Không truyền hồng cầu mang KN vào cơ thểcó KT tương ứng.

(2) Không truyền huyết tương mang KT vào cơ thể có KN tương ứng trên hồng cầu

.+ Quan niệm trước đây là tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc (1) có thể không theo nguyên tắc (2) nếu truyền ít và quá cần thiết do vậy trước hết là truyền cùng nhóm hệ ABO. Trường hợp cấp cứu, không có máu cùng nhóm thì có thể truyền  máu nhóm O cho các nhóm khác, truyền nhóm A hay nhóm B cho AB. Tuy nhiên chỉ được truyền một đơn vị.

+  Hiện nay nhờ tách được các thành phần máu, nên có thể truyền khối hồng cầu nhóm O cho các nhóm khác, khối hồng cầu nhóm A hay B cho nhóm AB, và có thể truyền chế phẩm huyết tương nhóm AB cho các nhóm khác.

2.2. Hệ nhóm máu Rh và hệ nhóm máu khác.

– Hệ Rh có 5 KN chính là D, C, c, E, e. Người ta cho rằng các KN này do 3 cặp gen qui định là  Dd, Cc, Ee. Trừgen d đến nay chưa phát hiện KN tương ứng, các gen khác cùng trội do vậy cơ thểđồng hợp tửCC chỉcó KN C, còn dịhợp tửCc thì có cảKN C và KN c. KN D (còn gọi là Rh(+)) có mặt ởngười mang kiểu gen DD và Dd.

– Kháng  thể hệRh là  KT miễn dịch,  xuất hiện sau truyền  máu hay ởngười chửa đẻnhiều lần: Khi người  mẹRh (-) mang thai Rh (+) chuyển dạ, có một ít máu thai vào tuần hoàn mẹgây miễn dịch, sinh kháng thểkháng Rh (+) ởmẹ. Đối với kháng thể chống C, c, E, e cũng có cơ chếhình thành tương tự.

– Các  hệ nhóm  máu khác:  Hiện nay có  rất nhiều hệ nhóm máu được  phát hiện: Hệnhóm máu MN gồm  kháng nguyên M và N do cặp gen  cùng trội (MN) qui định, hệ Kidd (Jka, Jkb), hệlewis, hệKell (K và k). các hệnày thường do cặp gen cùng trội qui định. KT miễn dịch xuất hiện ởngười tiếp xúc với KN mà mình vắng mặt (sau truyền máu, chửa đẻ….)

– Ý nghĩa trong truyền máu: Muốn truyền máu an toàn không được đểxẩy ra phản ứng giữa  KN và KT vì vậy khi truyền máu cho những người đã nhận máu hay chửa đẻnhiều lần cần xét nghiệm xem người đó có KT miễn dich chống lại các KN trên hồng cầu định  truyền hay không. Đểphát hiện các KT này phải sửdụng các xét nghiệm ngưng kết nhân tạo (trong môi trường đại phân tử, men hay sửdụng nghiệm pháp Coombs)

3. Một số lưu ý khi sử dụng máu và một số chế phẩm máu

3.1 Máu toàn phần và khối hồng cầu

–  Nhiệt độ bảo quản máu toàn phần từ 2ºC đến 6ºC

– Thời gian bảo quản không quá 35 ngày với chất chống đông CPDA.

– Trong điều kiện nhiệt độ phòng truyền không quá 4 giờ

– Không truyền máu còn lạnh cho trẻ em, không được làm ấm máu ở nhiệt độ trên 37ºC

3.2  Khối tiểu cầu

–  Bảo quản: Nếu điều chế trong hệ thống kín, bảo quản tiểu cầu ở 20°C đến 24°C kèm lắc liên tục có hạn dùng không quá 5 ngày kể từ ngày lấy máu. Nếu điều chế trong hệ thống hở có hạn dùng không quá 4 giờ kể từ khi điều chế.

– Cần truyền KTC ngay sau khi lĩnh từ ngân hàng máu, trong quá trình truyền khoảng 15 phút nên lắc túi chứa tiểu cầu để tiểu cầu không bị kết dính.

3.3 Huyết tương tươi đông lạnh

– Đặc điểm: là máu đã bỏthành phần hữu hình và đểlạnh (-35 độ) trước 6 giờ

– Bảo quản: 2 năm ở-350C

– Chỉđịnh

:+ Rối loạn đông máu, Hemophilia chưa rõ A hay B.

+ Bù protein

+ Phối hợp với  khối hồng cầu cho bệnh nhân mất nhiều máu .

3.4. Huyết tương giàu tiểu cầu

-Đặc điểm:  là huyết tương tách đơn giản  từ máu toàn phần mới lấy, có  các thành phần: tiểu cầu và còn bạch cầu, các yếu tốhuyết tương

-Bảo quản:  220C; 24 giờ, lắc liên tục.

-Chỉ định: Thiếu tiểu cầu, thiếu huyết tương(sốt xuất huyết ).

3.5. Huyết tương tươi đông lạnh bỏ tủa

Huyết tương còn lại sau lấy tủa VIII, Fibrinogen

– Thành phần: Yếu tốIX, protein, khoáng , một sốyếu tốđông máu khác

-Bảo quản : -350C, 2 năm .

-Chỉđịnh:

+ Hemophilia B, suy gan, bỏng.

+ Bù protein và áp lực keo, phối hợp KHC khi mất máu nhiều.

3.6. Tủa yếu tố VIII

Là  phần  tủa của  huyết tương tươi đông lạnh  chứa nồng độcao yếu tốVIII  và Fibrinogen

-Thành  phần: yếu tốVIII, Fibrinogen.

-Bảo quản: 2 năm ở350C

-Chỉ định:

+ Hemophilia A

+ Mất fibrinogen

4. CÁC QUI ĐỊNH VÀ QUY TRÌNH  AN TOÀN TRUYỀN MÁU LÂM SÀNG:

4.1. Quy định về cơ sở an toàn truyền máu: cơ sở lâm sàng có truyền máu phải có điều kiện để định nhóm máu, có điều kiện xử trí tai biến truyền máu.

4.2. Quy định về chỉ định an toàn truyền máu: Theo quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới: „truyền đúng loại  chế phẩm cho đúng bệnh nhân“. Trước khi quyết định truyền máu phải cân nhắc thật kỹ: bệnh nhân có cần thiết phải truyền không,

4.3. Các qui định  về kiểm tra đối chiếu,  về định nhóm máu: Khi truyền  máu cho bệnh nhân cần kiểm tra đối chiếu các thông tin xác định đúng người bệnh và thông tin về đơn vịmáu, chế phẩm, phải định lại nhóm máu hệABO của bệnh nhân và máu dẫn từđơn vị máu tại giường bệnh trước khi truyền.

4.4. Quy định về nhóm máu. Tuỳ loại chế phẩm mà quyết định lựa chọn hoà hợp hệABO theo hai nguyên tắc an toàn truyền máu ở trên.

4.5. Các qui định về theo dõi và báo cáo kết quả truyền máu.

4.6.  Quy trình an toàn truyền máu lâm sàng lần lượt là: (1) Bác sỹ khám và chỉđịnh truyền máu, (2) Y tá lấy mẫu máu bệnh nhân để đưa xét nghiệm lĩnh máu. (3) Y tá đi lĩnh máu tại  khoa truyền máu, (4) chuẩn bị thủtục, kiểm tra đối chiếu giữa bệnh nhân và đơn vị máu, chế phẩm, (5) Thiết lập đường truyền và định nhóm tại giường bệnh, (6) Thực hiện truyền máu, (7) Theo dõi truyền  máu, (8) kết thúc truyền máu, (9) Hoàn thiện hồ sơ và báo cáo kết quả truyền máu

5. CÁC TÁC NHÂN TRUYỀN BỆNH QUA TRUYỀN MÁU VÀ BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG

.- Nhiều tác nhân truyền bệnh qua truyền máu đã được phát hiện: Các virut viêm gan (viêm  gan B, viêm gan C, viêm gan G…), HIV, virut gây bệnh bò điên…, vi khuẩn (giang mai), ký sinh trùng sốt rét.

– Để đề phòng lây lan cần:

+ Chọn người cho máu, không lấy máu ởnhóm người nguy cơ cao nhiễm các tác nhân trên: người tiêm chích, đã nhận máu, chếphẩm nhiều lần…

+ Sử dụng kỹ thuật hiện đại với các sinh phẩm tốt để xét nghiệm sàng lọc, rút ngắn giai đoạn cửa  sổ(là thời gian đã nhiễm varút, có thể lây lan nhưng chưa thể phát hiện được bằng xét nghiệm).

+ Sử dụng một số biện pháp xử lý (nhiệt độ, hoá chất) bất hoạt virut.

+ Truyền máu tự thân, chỉ định đúng truyền máu (chỉ truyền khi cần), truyền máu từng phần.