TÓM TẮT
1. Quốc hội
– Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN VN.
– Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến pháp và lập pháp.
– Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
– Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước.
– Nhiệm kỳ hoạt động của quốc hội là 5 năm, họp thường kỳ mỗi năm 2 lần có thể họp bất thường.
– Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân trực tiếp bầu ra, thay mặt cho toàn thể nhân dân Việt Nam quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Các đại biểu Quốc hội được bầu ra từ các đơn vị bầu cử.
Giữa hai kỳ họp, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội đảm nhiệm.
– Tổ chức:
+ UBTVQH: là cơ quan thường trực của Quốc hội, chủ tịch quốc hội đồng thời là Chủ tịch UBTVQH. UBTVQH có nhiệm vụ ban hành pháp lệnh và tổ chức các hoạt động có tính chất chuẩn bị cho Quốc hội hoạt động thay mặt Quốc hội quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội khi cần thiết.
+ Các Ủy ban có nhiệm vụ thẩm tra trước các dự án và kiểm tra việc thực hiện các quyết định của Quốc hội. Có hai loại Ủy ban:
* UB thường xuyên: gồm 7 ủy ban:
– Ủy ban pháp luật.
– Ủy ban kế hoạch và ngân sách.
– Ủy ban quốc phòng và an ninh.
– Ủy ban văn hóa – giáo dục.
– Ủy ban các vấn đề xã hội.
– Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường.
– Ủy ban đối ngoại.
* UB không thường xuyên: UB dự thảo, sửa đổi Hiến pháp, luật …
+ Hội đồng dân tộc: có chức năng tham mưu, cố vấn cho Quốc hội về các vấn đề dân tộc.
b. Chủ tịch nước
Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước CHXHCNVN về đối nội và đối ngoại.
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Với tư cách là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu bộ máy nhà nước Chủ tịch nước có quyền:
– Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ngoài.
– Ký kết các điều ước quốc tế.
– Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC.
– Thống lĩnh các lực lượng vũ trang …
Để thực hiện nhiệm vụ của mình, Chủ tịch nước được quyền ban hành lệnh, quyết định.
c. Chính phủ
– Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.
– Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại của nhà nước.
– Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, UBTVQH và Chủ tịch nước.
– Chính phủ gồm có: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các bộ trưởng. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội.
– Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Với tư cách là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ tổ chức thực hiện các văn bản luật và nghị quyết của Quốc hội. Với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất Chính phủ được quyền điều hành toàn bộ bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở.
– Thủ tướng là người lãnh đạo Chính phủ, đứng đầu bộ máy hành pháp.
Trong thành phần của Chính phủ ngoài Thủ tướng, các Phó thủ tướng còn có các bộ trưởng phụ trách các bộ và cơ quan ngang bộ.
+ Bộ, các cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước.
+ Đứng đầu các bộ là Bộ trưởng, đứng đầu các cơ quan ngang bộ là Chủ nhiệm ủy ban. Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban đều là thành viên của Chính phủ, đều là người chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực, ngành phụ trách trong phạm vi cả nước.
+ Các cơ quan khác trực thuộc Chính phủ, đứng đầu các cơ quan này là các Trưởng ban, Tổng cục trưởng, Cục trưởng nhưng không phải là thành viên của Chính phủ như Tổng cục du lịch, hải quan, địa chính…
d. Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân
Trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam, ngoài các cơ quan lập pháp và hành pháp, còn có hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp chế XHCN hay còn gọi là hệ thống tư pháp Việt Nam. Hệ thống này được hình thành từ hai cơ quan: Tòa án và Viện kiểm sát.
– Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước CHXHCN VN. Hoạt động xét xử là hoạt động nhân danh nhà nước Việt Nam, căn cứ vào pháp luật Tòa án đưa ra các phán quyết về các vụ việc tranh chấp hoặc hình phạt đối với các hành vi có lỗi và trái pháp luật trong mỗi vụ án. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Việt Nam.
Việc xét xử ở Tòa án do thẩm phán và hội thẩm nhân dân thực hiện, khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân ngang quyền nhau, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Trước Tòa mọi công dân đều bình đẳng, Tòa án xét xử công khai trừ những trường hợp đặc biệt.
– Viện kiểm sát có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp, thực hành quyền công tố bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Bao gồm: Viện KSNDTC, Viện KSND địa phương, Viện KS quân sự.
e. Hội đồng nhân dân
– Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan cấp trên.
– Hội đồng nhân dân có nhiệm kỳ 5 năm, được thành lập ở các đơn vị hành chính tỉnh-thành phố trực thuộc TW, quận – huyện – thị xã – thành phố thuộc tỉnh, xã – phường – thị trấn.
– Hình thức hoạt động chủ yếu thông qua các kỳ họp. HĐND gồm có các đại biểu do nhân dân địa phương bầu ra theo các đơn vị bầu cử.
– Có cơ quan thường trực được tổ chức từ cấp huyện trở lên.
g. Ủy ban nhân dân
– Là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước ở địa phương, do HĐND cùng cấp bầu ra, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và cácnghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
– Các ban, ngành trực thuộc UBND thành lập ra có nhiệm vụ quản lý một hoặc một số ngành, lĩnh vực trong phạm vi lãnh thổ địa phương.
Tham khảo thêm:
+ Những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền
+ Phân tích bản chất của nhà nước