Cách Sắp Xếp Tài Liệu Tham Khảo Trong Luận Văn, Tiểu Luận Đúng Chuẩn 2024

Cách Sắp Xếp Tài Liệu Tham Khảo Trong Luận Văn, Tiểu Luận Đúng Chuẩn 2024

Tài liệu tham khảo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện bài luận văn, giúp củng cố luận điểm, tăng thêm tính thuyết phục và thể hiện sự chuyên nghiệp của người viết. Tuy nhiên, việc sắp xếp tài liệu sao cho đúng chuẩn và khoa học lại là một vấn đề khiến nhiều sinh viên, học viên băn khoăn.

Hiểu được điều này, Làm Thuê Luận Văn xin chia sẻ đến bạn bài viết hướng dẫn chi tiết về cách sắp xếp tài liệu tham khảo trong luận văn theo chuẩn quốc tế.

Hiện nay, có 4 kiểu trích dẫn tài liệu phổ biến được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học:

  • Kiểu trích dẫn APA
  • Kiểu trích dẫn MLA
  • Kiểu trích dẫn Harvard
  • Kiểu trích dẫn Chicago và Turabian

Chủ yếu, các trường học ở Việt Nam thường ưu tiên sử dụng cách trích dẫn tài liệu theo chuẩn APA. Do đó, trong bài viết này, trung tâm sẽ hướng dẫn quý độc giả cách sắp xếp tài liệu tham khảo theo đúng chuẩn APA.

APA (American Psychological Association) là một phong cách trích dẫn tài liệu bắt nguồn từ Mỹ vào năm 1929. Phong cách trích dẫn này đặc biệt chú trọng đến tên tác giả và năm công bố của công trình nghiên cứu.

1. Quy tắc sắp xếp tài liệu tham khảo chung

Việc sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo trong luận văn không chỉ thể hiện tính chuyên nghiệp của bài làm mà còn giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm thông tin. Có hai phương pháp chung để sắp xếp tài liệu tham khảo, đó là:

Sắp xếp theo từng ngôn ngữ.

Sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái theo tên tác giả.

Tùy thuộc vào từng loại tác phẩm luận văn, cách sắp xếp phần trích dẫn tài liệu tham khảo có thể khác nhau.

1.1. Sắp xếp tài liệu tham khảo theo từng ngôn ngữ

Đối với những tài liệu tham khảo có nhiều ngôn ngữ khác nhau, hãy sắp xếp các tài liệu này thành từng mục riêng theo ngôn ngữ. Mỗi mục ngôn ngữ sẽ tập hợp tài liệu tham khảo của ngôn ngữ đó.

Lưu ý: Đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ ít thông dụng như tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung,… bạn có thể thêm phần dịch tiếng Việt kèm theo mỗi tài liệu.

Ví dụ:

Tiếng Việt

  1. Bộ Nông nghiệp & PTNT (1996). Báo cáo tổng kết 5 năm (1992 – 1996) phát triển lúa lai. Hà Nội.
  2. Phan Ngọc Liên. (2003). Phương pháp luận sử học. Nxb ĐHSP, Hà Nội.

Tiếng Anh

  1. Anderson, J.E. (1985). The Relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case. American Economic Review, 75(1), 178-90.
  2. Burton G. W. (1988). Cytoplasmic male-sterility in pearl millet (penni-setum glaucul). Agronomic Journal, 50, 230-231.

1.2. Sắp xếp tài liệu tham khảo theo thứ tự ABC của tên tác giả

Cách thứ hai là sắp xếp tài liệu tham khảo theo thứ tự bảng chữ cái ABC của từng quốc gia. Cách này thường được áp dụng nếu tất cả tài liệu tham khảo đều viết bằng cùng một ngôn ngữ.

Lưu ý: Cách sắp xếp tài liệu tham khảo có thể khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia:

Tác giả là người Việt Nam: Xếp theo thứ tự ABC của tên, lưu ý rằng họ và tên tác giả thường được giữ nguyên nên cần tránh nhầm lẫn.

Tác giả là người nước ngoài: Xếp theo thứ tự ABC của họ, theo chuẩn APA thì tên tác giả thường được đảo lên trước họ.

Không có tên tác giả: Xếp theo thứ tự ABC của chữ cái đầu tiên của cơ quan ban hành ấn phẩm. Ví dụ: ‘Bộ Công Thương’ xếp vào vần B, ‘Tổng cục Thuế’ xếp vào vần T.

Ví dụ:

– Borman, W. C., Hanson, M. A., Oppler, S. H., Pulakos, E. D., & White, L. A. (1993). Role of early supervisory experience in supervisor performance. Journal of Applied Psychology, 78, 443–449.

– Hare, L. R., & O’Neill, K. (2000). Effectiveness and efficiency in small academic peer groups. Small Group Research, 31, 24–53.

– Miller, R. (Producer). (1989). The mind [Television series]. New York: WNET.

– Scorsese, M. (Producer), & Lonergan, K. (Writer/Director). (2000). You can count on me [Motion picture]. United States: Paramount Pictures.

2. Sắp xếp tài liệu trích dẫn ngay trong văn bản

Trích dẫn ngay trong văn bản, còn được gọi là in-text citation trong tiếng Anh, là hình thức trích dẫn ngắn gọn về nguồn thông tin bạn đã sử dụng để viết bài luận.

Mục đích: Nó cung cấp thông tin về tác giả hoặc tổ chức để xác định rõ nguồn tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo.

Dạng trích dẫn này thường bao gồm:

Họ của tác giả hoặc các tác giả.

Năm xuất bản.

Lưu ý: Trích dẫn ngay trong văn bản thường giống nhau dù tài liệu là bài viết, bài báo, hay video.

2.1. Tài liệu tham khảo là sách hoặc chương sách

Nếu tài liệu bạn tham khảo là sách hoặc một chương trong sách, bạn có thể sắp xếp chúng theo cách sau:

STT

Trường hợp Cách sắp xếp Ví dụ

1

1 tác giả

Sử dụng dấu ngoặc đơn ( ), ghi tên tác giả, năm xuất bản bên trong. – (Ngọc Dung, 2019)

– (Harry, 2020)

2

2 tác giả

Giữa 2 tên tác giả có ký tự “&” và kèm năm xuất bản

– (Hưng & Tùng, 2005)

– (Borden & Smith, 2019)

3

3 tác giả trở lên

Ghi tên tác giả đầu và kèm cụm từ:

Tiếng Việt: “nnk.” – những người khác

Tiếng Anh: “et al.” – nhóm cộng sự

– (Hồng Ngọc và nnk., 2010)

– (Anderson et al., 2020)

4

Trích dẫn 1 ý, 1 đoạn từ nhiều hơn một nguồn

Sắp xếp theo thứ tự thời gian. Tài liệu gốc luôn đứng đầu

Ngăn cách các tài liệu bằng dấu chấm phẩy “ ; ”

(Smith, 1995; Thomas & Black, 2001)

5

Tài liệu của cơ quan/ tổ chức (không phải tác giả cá nhân)

Dùng tên viết tắt của cơ quan tổ chức làm tên tác giả

Sắp xếp theo trình tự ABC nếu từ nhiều nguồn

– (Bộ Công thương, 2020)

– (WB, 2020; WHO, 2015)

6 Trích dẫn nguyên văn câu viết Bao gồm: 

Tên tác giả

Năm xuất bản

Số trang trích dẫn

(Obama, 2014, p.97-98)

2.2. Tài liệu tham khảo là tạp chí hoặc bài báo

Đối với tài liệu tham khảo là tạp chí hoặc bài báo, cách trích dẫn tương tự như khi bạn trích dẫn tài liệu là sách, cụ thể cho từng trường hợp sau:

  • Khi có một tác giả duy nhất
  • Khi có hai tác giả
  • Khi có từ ba tác giả trở lên
  • Khi tác giả là một cơ quan hoặc tổ chức
  • Khi không có tác giả

Nguyên tắc sắp xếp tài liệu tham khảo cho tạp chí và bài báo thường theo hai kiểu phổ biến:

Theo trình tự thời gian: Tài liệu nào xuất bản trước sẽ đặt lên trước, các tài liệu sẽ được ngăn cách nhau bằng dấu chấm phẩy ” ; “

Ví dụ: (Dalai Lama, 2009; Karik Safot, 2018)

Theo thứ tự bảng chữ cái ABC: Tài liệu được sắp xếp theo thứ tự ABC dựa vào tên tác giả hoặc tên tổ chức phát hành tạp chí, bài báo.

Ví dụ: (Đại học Kinh tế quốc dân, 2018; Bộ Tài chính, 2018).

2.3. Tài liệu tham khảo từ nguồn Internet

Hiện nay, việc sử dụng nguồn tài liệu tham khảo từ Internet rất phổ biến. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra tính xác thực và độ tin cậy của các nguồn tham khảo này trước khi đưa chúng vào luận văn của mình.

Một số nguyên tắc để sắp xếp tài liệu tham khảo từ nguồn Internet trong phần trích dẫn ngay trong văn bản là:

STT

Trường hợp

Cách sắp xếp

Ví dụ

1

Có 1 tác giả

Tên tác giả, năm phát hành trong dấu ngoặc đơn “()”

Nếu nhiều nguồn thì sắp xếp theo thứ tự thời gian

– (Ngọc Thảo, 2011)

– (Bích Hạnh, 2014; Ngọc Minh, 2017)

2

Có 2 hoặc 3 tác giả trở lên

Quy tắc tương tự như cách sắp xếp tài liệu tham khảo là sách

Nếu nhiều nguồn, sắp xếp theo thứ tự thời gian

– (Bronson & Series, 2013; Block et al., 2015)

3

Tài liệu là bài viết trên Internet do cơ quan/ tổ chức công bố

Dùng tên gọi hoặc tên viết tắt của cơ quan/ tổ chức làm tên tác giả

Sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái ABC

– (FED, 2018; World Bank, 2020)

4

Tài liệu là bài viết trên Internet không có tên tác giả

Dùng đoạn đầu tên bài (3-5 chữ) thay cho tên tác giả

– (Tài trợ thương mại, 2021)

2.4. Tài liệu tham khảo từ các nguồn khóa luận, bài luận khác

Các tài liệu tham khảo từ khóa luận hoặc bài luận tương tự như cách trích dẫn và sắp xếp tài liệu tham khảo từ sách.

Lưu ý rằng phần lớn các khóa luận hoặc luận văn đều có tên tác giả, thường là một hoặc nhiều người. Do đó, bạn cần sắp xếp theo thứ tự ABC dựa trên tên của các tác giả.

Ví dụ: (Nguyễn Ngọc Huyền, 2019; Trần Đình Trung, 2020)

3. Sắp xếp tài liệu tham khảo trong danh mục liệt kê

Danh mục tài liệu tham khảo thường xuất hiện ở phần cuối của bài tiểu luận hoặc bài nghiên cứu, và chủ yếu được viết theo chuẩn APA.

Mục đích: Danh mục này liệt kê tất cả các nguồn tài liệu bạn đã sử dụng, giúp người đọc dễ dàng tra cứu và đảm bảo tính minh bạch và thuyết phục của bài viết.

Lưu ý: Trích dẫn trong danh mục này phải chi tiết và đầy đủ hơn so với trích dẫn ngắn gọn trong văn bản. Mỗi mục trích dẫn trong văn bản đều phải xuất hiện trong danh mục liệt kê.

Cấu trúc mẫu của phần trích dẫn danh mục theo tiêu chuẩn APA bao gồm các thành phần:

  • Tên tác giả
  • Năm phát hành
  • Tên tác phẩm (in nghiêng)
  • Nhà xuất bản
  • Nơi xuất bản

Tùy vào từng loại tài liệu, các tài liệu tham khảo sẽ được sắp xếp theo các quy tắc sau.

3.1. Tài liệu tham khảo là sách hoặc chương sách

Để trích dẫn tài liệu tham khảo là sách, bạn có thể sử dụng mẫu sau:

Tên tác giả hoặc tổ chức phát hành, (năm xuất bản). Tên sách (in nghiêng). Lần xuất bản (nếu từ lần thứ hai trở đi), Nhà xuất bản, Nơi xuất bản (Tên thành phố, có dấu chấm “.” cuối tên).

Ví dụ: Burke, R. (2013). Project Management: Planning and Control Techniques (5th ed.). Wiley.

Khi trích dẫn từ nhiều nguồn khác nhau, sắp xếp các tài liệu theo thứ tự ABC của tên tác giả. Nếu tên tác giả trùng nhau, sắp xếp theo thứ tự thời gian xuất bản.

Ví dụ:

Lưu Văn Mỹ (2007). Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 30 năm cải cách mở cửa (1978-2008). NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

Ngô Quang Tiến, (2010). Về quá trình tụ cư lập làng ở Hương Vinh trong Văn hóa – lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận và quan hệ với bên ngoài. NXB Thuận Hóa, Huế.

3.2. Tài liệu tham khảo là tạp chí hoặc bài báo

Nếu tài liệu tham khảo là tạp chí hoặc bài báo, sử dụng cấu trúc sau để trích dẫn:

Tên tác giả, (Năm xuất bản). Tên bài báo. Tên tạp chí (in nghiêng), Tập (số trang).

Lưu ý: Quy tắc viết tên tác giả

Tác giả nước ngoài: Họ, tên gọi và tên đệm (viết tắt). Ví dụ: Adam John Smith sẽ viết là Smith, A.J.

Tác giả Việt Nam: Viết đầy đủ họ tên. Ví dụ: Nguyễn Phương Nga.

Ví dụ:

Trần Ngọc Quyền (2015). Đánh giá của du khách về du lịch lễ hội tổ chức tại chùa ở Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 109, 191–202.

Tương tự, nếu có nhiều nguồn, ưu tiên sắp xếp theo thứ tự ABC của tên tác giả. Nếu tên trùng nhau, sắp xếp theo thứ tự thời gian phát hành.

3.3. Tài liệu tham khảo từ nguồn Internet

Đối với tài liệu từ Internet, bạn có thể sử dụng mẫu chuẩn trích dẫn sau:

Tên tác giả hoặc tổ chức, (năm xuất bản). “Tên bài báo”. Tên tổ chức, <liên kết đến ấn phẩm/website>, ngày tháng năm truy cập.

Ví dụ: World Bank (2016). World Development Indicators Online. Truy xuất từ: http://publications.worldbank/WDI/.

Sắp xếp các tài liệu tham khảo từ Internet theo thứ tự ABC của tên tác giả hoặc tên tổ chức phát hành.

3.4. Tài liệu tham khảo từ các nguồn khóa luận, bài luận khác

Cuối cùng, đối với các tài liệu tham khảo từ khóa luận hoặc bài luận, bạn có thể sử dụng mẫu trích dẫn sau:

Tên tác giả, (Năm xuất bản). Tên bài khóa luận (in nghiêng). Tên khóa luận. Đơn vị trường học hoặc tổ chức xuất bản.

Ví dụ:

Nguyễn Cao Trí (2011). Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM.

Như các nguồn tài liệu khác, các bài khóa luận sẽ được sắp xếp theo thứ tự chữ cái ABC của tên tác giả. Nếu có sự trùng lặp về tên, sắp xếp theo thứ tự thời gian xuất bản.

Như vậy, thông qua các hướng dẫn chi tiết về cách sắp xếp tài liệu tham khảo trong bài luận văn của Làm Thuê Luận Văn, hy vọng bạn đã có thêm kiến thức để thực hiện nhiệm vụ này một cách hiệu quả. Chúc bạn có những bài luận xuất sắc và đạt điểm cao.