Khái niệm đặc điểm và phân loại của văn bản quy phạm pháp luật

1.1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức thể hiện của các quyết định pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự và dưới hình thức nhất định, có chứa đựng các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất định, đước áp dụng nhiều lần trong thực tiễn đời sống và việc thực hiện văn bản đó không làm chấm dứt hiệu lực của nó.

Văn bản quy phạm pháp luật là loại nguồn trực tiếp của pháp luật, do đó nó có ý nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội tạo lập một trật tự pháp luật vì sự phát triển lành mạnh của cả xã hội và của từng cá nhân. Yêu cầu đặt ra là phải xây dựng được những văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng, phù hợp với các đòi hỏi của cuộc sống.

– Là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Không phải tất cả những văn bản do Nhà nước ban hành là văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ những lời tuyên bố, những lời hiệu triệu nhằm giải thích chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước, tuy mang ý nghĩa pháp lý, nhưng không phải là những văn bản quy phạm pháp luật.

– Là văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc.

– Là văn bản được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội đối với những trường hợp khi có những sự kiện pháp lý xảy ra. Sự thực hiện văn bản không làm chấm dứt hiệu lực của nó.

Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với văn bản pháp luật không có tính quy phạm. Khi giải quyết các vụ việc cụ thể, trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành những văn bản áp dụng pháp luật, làm xuất hiện ở những công dân, tổ chức, những quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể. Ví dụ quyết định đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, quyết định của toà án….Những văn bản này gọi là văn bản cá biệt vì chúng chỉ được áp dụng một lần và chỉ trong quan hệ đối với cá nhân, tổ chức cụ thể được ghi đích danh trong văn bản.

– Tên gọi, nội dung, trình tự ban hành được quy định cụ thể trong luật.

2. Phân loại văn bản quy phạm pháp luật

2.1. Các văn bản luật

Do Quốc hội – cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nước ta ban hành. Các văn bản luật có giá trị pháp lý cao nhất, tất cả các văn bản khác khi ban hành phải căn cứ vào văn bản luật, không được trái, không được mâu thuẫn với các quy định trong các văn bản luật.

Văn bản luật có hai hình thức Hiến pháp và các đạo luật.

+ Hiến pháp là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật. Nó quy định những vấn đề cơ bản nhất của quốc gia như hình thức, bản chất nhà nước, chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng …

+ Các đạo luật, bộ luật: được ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp, điều chỉnh các loại quan hệ xã hội trong các lĩnh vực đời sống nhà nước và xã hội.

2.2. Các văn bản dưới luật

Là những văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được luật quy định và có hiệu lực pháp lý thấp hơn các văn bản luật.

+ Khái niệm ý thức pháp luật

+ Bản chất và những dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật