Trình Bày Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Trách Nhiệm Hành Chính

Trình Bày Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Trách Nhiệm Hành Chính

1. Khái niệm trách nhiệm hành chính

Trách nhiệm hành chính là một dạng của trách nhiệm pháp lý được áp dụng trong hoạt động quản lý – hoạt động hành chính nhà nước theo quy định của luật hành chính. Đó là sự áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính mang tính chất xử phạt hoặc khôi phục lại những quyền và lợi ích bị xâm hại được quy định trong những chế tài của quy phạm pháp luật hành chính bởi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đối với những chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Do đó trách nhiệm hành chính thể hiện sự phản ứng tiêu cực của nhà nước đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính, kết quả là chủ thể đó phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, bị thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần.

Nếu bạn đang gặp khó khăn hay vướng mắc về viết luận văn, khóa luận hay bạn không có thời gian để làm luận văn vì phải vừa học vừa làm? Kỹ năng viết cũng như trình bày quá lủng củng?… Vì vậy bạn rất cần sự trợ giúp của dịch vụ viết luận văn thuê ở tphcm. Hãy gọi ngay tới tổng đài tư vấn luận văn 1080 – 096.999.1080 nhận viết luận văn theo yêu cầu, đảm bảo chuẩn giá, chuẩn thời gian và chuẩn chất lượng, giúp bạn đạt được điểm cao với thời gian tối ưu nhất mà vẫn làm được những việc quan trọng của bạn.

2. Đặc điểm trách nhiệm hành chính

– Cơ sở của trách nhiệm hành chính là vi phạm hành chính.

– Tính chất của trách nhiệm hành chính ít nghiêm khắc hơn trách nhiệm hình sự, người chịu trách nhiệm hành chính không mang án tích và được áp dụng chủ yếu bởi các cơ quan quản lý nhà nước chứ không phải Tòa án.

– Trách nhiệm hành chính áp dụng đối với mọi công dân, giữa đối tượng bị xử phạt và cơ quan có thẩm quyền không tồn tại quan hệ trực thuộc (khác với trách nhiệm kỷ luật – người bị áp dụng trách nhiệm kỷ luật bao giờ cũng trực thuộc cơ quan hoặc người có thẩm quyền áp dụng chế tài đó).

3. Các biện pháp trách nhiệm hành chính

a. Biện pháp xử phạt

– Biện pháp xử phạt chính:

+ Cảnh cáo: áp dụng với những vi phạm nhỏ chưa gây ra hậu quả, vi phạm lần đầu có nhiều tình tiết giảm nhẹ.

+ Phạt tiền: từ 5.000đ – 100.000.000đ

Đối với mỗi vi phạm hành chính chỉ áp dụng một trong hai hình thức phạt này.

– Biện pháp xử phạt bổ sung:

+ Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc không có thời hạn. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép.

b. Biện pháp khôi phục pháp luật:

Với tác dụng ngăn chặn vi phạm đang xảy ra, cần khôi phục bồi hoàn thiệt hại do vi phạm gây ra hoặc ngăn chặn hậu quả.

Các biện pháp bao gồm:

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.

– Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra.

– Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000đ.

– Buộc thiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, văn hóa phẩm độc hại.

4. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

– UBND các cấp.

– Cơ quan cảnh sát, bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, thuế vụ, quản lý thị trường và những cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước chuyên ngành.

– Tòa án nhân dân và cơ quan thi hành án dân sự.

+ Tìm hiểu về khái niệm và các dấu hiệu vi phạm hành chính

+ Các hình thức xử lý vi phạm hành chính