TÓM TẮT
1.Đặc điểm nền Kinh tế của Việt Nam
Trước khi tìm hiểu đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, chúng ta cần phải điểm lại một số lý luận về kinh tê mà môn Kinh tế chính trị có đê cập đên. Đó là lý luận vê thị trường, cơ chê thị trường, kinh tế thị trường…
– Thị trường là nơi mua bán, trao đôi hàng hóa, là nơi diễn ra sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường: tác động giữa người bán và người mua, giữa người sản xuất với người tiêu dùng (đê xác định sản lượng và giá cả hàng hóa).
– Cơ chế thị trường là tổng hợp những nhân tố kinh tế tác động đến thị trường, chi phối thị trường: nhân tố cung – cầu, giá cả hàng hóa, quan hệ hàng hóa- tiền tê, trong đó người sản xuất và người tiêu dùng tác động lẫn nhau, chịu sự chỉ phối của các quy luật kinh tế thị trường.
– Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa đa hình thức sở hữu đối với tư liệu sản xuất, đa thành phần kinh tẾ, đa lợi ích. Trong nền kinh tế thị trường các chủ thể kinh doanh (tập thể hay cá nhân) đều có quyền tự do kinh doanh, quyền chủ động sáng tạo về hình thức kinh doanh và tự do cạnh tranh.
Với những đặc trưng ấy nền kinh tế thị trường với cơ chế của nó có nhiều ưu điểm: tác động tích cực đến sản xuất và tiêu dùng thúc đây sự phát triển lực lượng sản xuất và tiến bộ xã hội nhưng đồng thời nó cũng có rất nhiều hạn chế (người ta gọi nó là mặt trái của cơ chế thị trường) ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội: đó là cạnh tranh tự do vô tô chức gây ra sự mắt cân đối cho nền kinh tế quốc dân dẫn đến khủng hoảng, phá sản, lạm phát, phá hoại môi trường, đôi khi tránh sự quản lý nhà nước có các hành vi buôn lậu, kinh doanh gian lận…
Trước đây nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế được điều tiết theo cơ chế hành chính bao cấp. Qua quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, Nhà nước Việt Nam chủ động xây dựng một nền kinh tế thị trường nhưng có những nét riêng biệt Nền kinh tế của chúng fa ngày nay là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường nhưng có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
Các thành phần kinh tế với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân.
2. Vai trò của Luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay
Để có được những đặc điểm riêng biệt cho nền kinh tế Việt Nam với mục đích phát huy những yếu tố tích cực của nền kinh tế thị trường và hạn chế những tiêu cực của nó nhà nước ta đã sử dụng Luật kinh tế với tư cách là công cụ, là phương tiện quan trọng để quản lý nền kinh tế theo định hướng XHCN, bởi vì:
– Thông qua luật kinh tế, nhà nước thể chế hóa đường lối chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng thành những quy định pháp lý có giá trị bắt buộc chung đối với các chủ thể kinh doanh.
– Luật kinh tế tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi để khuyến khích tổ chức, cá nhân công dân Việt Nam và tổ chức cá nhân nước ngoài đâu tư vào Việt Nam nhăm tăng nguồn vôn kinh doanh (luật công ty, luật doanh nghiệp tư nhân, luật đâu tư nước ngoài tại Việt Nam.
– Luật kinh tế là cơ sở pháp lý xác định địa vị pháp lý cho các chủ thể kinh doanh.
– Luật kinh tế điều chỉnh các hành vi kinh doanh của các chủ thể kinh doanh.
3. Quản lý của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thông qua Luật kinh tế
– Ban hành, phô biến, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hoạt động kinh doanh.
– Tổ chức đăng ký kinh doanh, hướng dần việc đăng ký kinh doanh đảm bảo thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế – xã hội.
– Tổ chức thực hiện và quản lý đào tạo. bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất đạo đức kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, đào tạo và xây dụng đội ngũ công nhân lành nghề.
– Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo định hướng và mục tiêu của chiến lược,
quy hoạch và kê hoạch phát triển kinh tê – xã hội
– Kiểm tra thanh tra doanh nghiệp, giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chế độ báo cáo tài chính định kỳ và các báo cáo khác.
Tham khảo thêm:
+ Khái niệm về các chủ thể kinh doanh
+ Đối tượng điều chỉnh của luật kinh tế