Tìm hiểu về khái niệm và vai trò của vận tải hoàng hóa hàng không

Tìm hiểu về khái niệm và vai trò của vận tải hoàng hóa hàng không

1. Khái niệm vận tải khàng không

Vận tải hàng không là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kỹ thuật nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay một cách có hiệu quả. Nếu nói theo nghĩa hẹp thì vận tải hàng không là sự di chuyển của máy bay trong không trung hay cụ thể hơn là hình thức vận chuyển hành khách, hàng hoá, hành lí, bưu kiện từ một địa điểm này đến một địa điểm khác bằng máy bay.

vận tải hàng không

.

2. Vai trò của vận tải hàng không

Vận tải hàng không với nền kinh tế

  • Hàng không kết nối mạng lưới giao thông vận tải trên toàn thế giới. Đó là điều vô cùng cần thiết cho kinh doanh toàn cầu và du lịch. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
  • Hàng không vận chuyển gần 2 tỷ hành khách mỗi năm và 40% kim ngạch xuất khẩu liên vùng hàng hóa (theo giá trị).
  • 40% khách du lịch quốc tế hiện nay đi du lịch bằng đường hàng không.
  • Ngành công nghiệp vận tải hàng không tạo ra tổng cộng 29 triệu việc làm trên toàn cầu.
  • Tác động của hàng không lên kinh tế toàn cầu được ước tính khoảng $ 2,960 tỷ đồng, tương đương với 8% của thế giới Tổng sản phẩm trong nước (GDP).
  • 25% công ty bán hàng phụ thuộc vào vận tải hàng không. 70% doanh nghiệp báo cáo rằng, để phục vụ một thị trường lớn thì sử dụng dịch vụ hàng không là điều tất yếu.

– Vận tải hàng không với việc sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực và cơ sở hạ tầng.

  • Hàng không chiếm tỉ lệ cao (65% đến 70%) về hiệu quả sử dụng nguồn lực và cơ sở hạ tầng, gấp đôi đường bộ và đường sắt.
  • Máy bay hiện đại có hiệu quả nhiên liệu là 3,5 lít cho 100 hành khách/km hoặc 67 hành khách/dặm cho mỗi US gallon. Các máy bay thế hệ tiếp theo (A380 & B787) đang phấn đấu để đạt mục tiêu hiệu suất ít hơn 3 lít cho 100 hành khách/km hoặc 78 hành khách/dặm một US gallon, vượt qua hiệu quả của bất kỳ chiếc xe nhỏ gọn hiện đại trên thị trường.

– Vận tải hàng không với lợi ích xã hội

  • Bằng cách mở rộng giải trí và trải nghiệm văn hoá cho người dân, vận tải hàng không giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nó cung cấp một sự lựa chọn rộng rãi về địa điểm nghỉ ngơi khắp thế giới và là một phương tiện với giá cả phải chăng để thăm viếng bạn bè, người thân ở xa.
  • Vận tải hàng không giúp cải thiện mức sống và xoá đói giảm nghèo, chẳng hạn như thông qua dịch vụ du lịch.
  • Vận tải hàng không được xem như phương tiện duy nhất có thể cung cấp hàng hoá đến những vùng sâu vùng xa, từ đó thúc đẩy việc hoà nhập xã hội.
  • Vận tải hàng không góp phần vào sự phát triển bền vững. Nhờ điều kiện du lịch và thương mại, nó tạo ra tăng trưởng kinh tế, cung cấp công ăn việc làm, tăng thuế lợi tức, và thúc đẩy việc bảo tồn các khu vực cần được bảo vệ.
  • Mạng lưới vận tải hàng không tạo điều kiện cho việc cứu trợ khẩn cấp và phân phối nguồn viện trợ nhân đạo đến bất cứ nơi đâu trên hành tinh, đảm bảo mang đến các thiết bị y tế hay các bộ phận cấy ghép một cách nhanh chóng.

– Vận tải hàng không với môi trường

  • Ngày nay, những hạm đội máy bay 20 deciben (dB) được đưa vào sử dụng, êm hơn so với những chiếc máy bay cách đây 40 năm. Điều này tương ứng với việc giảm thiểu tiếng ồn khó chịu đến 75%.
  • Máy bay thế hệ 20206 được kì vọng giảm thiểu hơn 50% tiếng ồn trong quá trình cất cánh và hạ cách (trừ 10dB).
  • Hạm đội máy bay ngày hôm nay sử dụng nguyên liệu hiệu quả hơn 70% so với 40 năm trước. Lượng khí thải carbon monoxide đã giảm đồng loạt 50%, trong khi hydrocarbon chưa cháy và khói đã được giảm tới 90%.
  • Chương trình nguyên cứu nhằm mục đích tiết kiệm nhiên liệu 50% và giảm thiểu 80% các khí oxit của nitơ đang được thực hiện trên thế hệ máy bay 20207.
  • Những cải tiến trong việc quản lí giao thông hàng không có khả năng làm giảm tiêu hao nhiên liệu 6-12%, đồng thời việc cải thiện hoạt động còn giảm thiểu nhiên liệu thêm 2-6%.

3. Cơ hội và thách thức của ngành vận tải hàng không Việt Nam

Nhận định về tổng quan của ngành vận tải hàng không Việt Nam, ông Đỗ Xuân Quang, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam cho biết, tuy vận tải hàng không chỉ chiếm thị phần khiếm tốn (chưa tới 1%) trong tổng lượng vận chuyển hàng hóa của Việt Nam, nhưng lại chiếm tới 25% giá trị kim ngạch XK. Năm 2014, tổng lượng vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không chiếm khoảng 741.000 tấn tăng 18,5% so với năm 2013. Trong đó vận chuyển hàng hóa quốc tế chiếm 587.000 tấn, tăng 19,6%, vận chuyển nội địa đạt 154.000 tấn, tăng 14,5%. Trong giai đoạn 2005-2014, tăng trưởng của vận chuyển hàng không đạt mức trung bình 13,8%.

Được đánh giá là một trong những thị trường châu Á có mức tăng trưởng về vận tải hàng không nhanh nhất thế giới, thị trường vận tải hàng không Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Trong đó, Bắc Mỹ, EU tiếp tục là thị trường hàng đầu. Dự báo trong giai đoạn 2015 -2020 sẽ đạt mức tăng trưởng từ 11% đến 13%.

Theo ông Đỗ Xuân Quang, ngành vận tải hàng không Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển. Bên cạnh cơ hội lớn từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), ngành vận tải hàng không còn được hưởng lợi từ các chính sách của Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng của ngành này. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng, kho bãi, cảng hàng không cũng đã được được đổi mới, xây dựng thêm tại cả trung tâm lớn của cả nước là Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM. Cùng với đó, các cơ sở cung cấp các dịch vụ mặt đất cũng được đầu tư mạnh.

Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, ngành vận tải hàng không Việt Nam cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức do tăng trưởng GDP của Việt Nam đang có xu hướng chậm lại. Khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn tiếp diễn chưa được khôi phục hoàn toàn ở các thị trường lớn như Mỹ, EU. Đồng thời, giá xăng dầu dao động ở biên độ lớn, thị trường phụ thuộc theo mùa cũng mang đến những bất ổn cho thị trường vận tải hàng không.

“Ngoài ra, tuy các hãng hàng không nội địa tuy đã có mức tăng trưởng nhanh nhưng vẫn thấp hơn các hãng hàng không quốc tế. Đồng thời việc vận chuyển chủ yếu mới chỉ tập trung vào hành khách chưa có đội bay chuyên dụng vận tải hàng hóa. Ngoài ra, ngành hàng không Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực thiếu hụt đội ngũ lao động chất lượng cao”, ông Quang cho biết.

Cùng quan điểm như trên, ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam cho rằng, theo đánh giá của Cục Hàng không Quốc tế, Việt Nam là thị trường đứng thứ 3 trên thế giới về vận tải hàng không. Tính đến năm 2015, ngành hàng không Việt Nam đã thu hút 50 hãng hàng không thế giới đến từ 25 quốc gia đến khai thác các chuyến bay. Trong giai đoạn 2011-2014, tổng sản lượng vận chuyển hành khách của hàng không Việt Nam ở mức 12%/năm, tổng lượng vận chuyển hàng hóa đạt mức tăng trưởng 12,6%năm. Trong giai đoạn 2001-2014, mức tăng trưởng của ngành này cũng đạt mức 14,5% đối với vận chuyển hành khách và 13,5% năm đối với vận chuyển hàng hóa.

Măc dù vậy, sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam mới chỉ dừng lại ở sự phát triển riêng lẻ đối với từng hãng hàng không, từng cảng hàng không chưa thể hiện được vai trò kết nối giữa hãng hàng không, DN giao nhận và khách hàng. Đặc biệt là vai trò của chuỗi logistics. Bên cạnh đó, việc kết nối sản xuất với tiêu dùng, kết nối các phương tiện vận tải, đặc biệt là kết nối chất xám, nguồn nhân lực cũng là điểm yếu của ngành hàng không Việt Nam từ trước đến nay.

Các bài có thể xem thêm:

+ áp suất thủy tĩnh

+ Khái niệm lòng trung thành

+ nguyên nhân gây mưa axit